đăng ký atvstp cho sản xuất

Các ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm hiện nay đều phải tuân thủ quy định hoạt động có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để giúp bạn nắm rõ hơn về thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn có thể theo dõi qua bài viết này nhé.

CÁC QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP (ATVSTP)

Bước 01: Đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh

– Hoạt động kinh doanh chỉ được phép tiến hành khi đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy phép kinh doanh trong trường hợp này chia làm 02 nhóm:

– Đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình.

– Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ.

Bước 02: Xin cấp Giấy phép ATVSTP

1.1. Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế:    

Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

1.2. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở y tế:          

     Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại:
     •  Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên;
     •  Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
     •  Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm);
     •  Nhà hàng, bếp ăn tập thể có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm…).

1.3. Sở Công thương các Tỉnh/thành phố:         

     Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm:
     •  Bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát;
     •  Bánh, mứt, kẹo;
     •  Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa;
     •  Sản phẩm chế biến bột, tinh bột;
     •  Dầu thực vật.

1.4. Chi cục Quản lý chất lượng nông Lâm sản và Thủy sản – Sở Nông Nghiệp:          

     Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm:
     •  Nhóm ngũ cốc;
     •  Nhóm thịt và các sản phẩm từ thịt;
     •  Nhóm thủy sản và sản phẩm thuỷ sản (bao gồm các loài lưỡng cư);
     •  Nhóm rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả;
     •  Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng; mật ong và các sản phẩm từ mật ong;
     •  Nhóm sữa tươi nguyên liệu;
     •  Nhóm gia vị: muối, đường, hạt tiêu
     •  Nhóm chè, cà phê, ca cao, hạt điều
     •  Nhóm thực phẩm biến đổi gen
     •  Nông sản thực phẩm khác: Các loại hạt (hướng dương, hạt bí, hạt dưa,…) đã hoặc chưa chế biến; Tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến; ….
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

QUY TRÌNH XIN GIẤY PHÉP ATVSTP

⇒ Đăng ký tập huấn xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và Khám sức khỏe đối với chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

⇒ Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

⇒ Đoàn Thẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt

⇒ Nhận Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

BỘ HỒ SƠ ĐẦY ĐỦ THỰC HIỆN THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ATVSTP

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.

Hiệu lực giấy phép ATVSTP: 03 năm

→ Hết thời hạn hiệu lực của giấy phép, Quý khách hàng  phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép trước 06 tháng kể từ thời điểm hết hạn.

CƠ SỞ PHÁP LÝ THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ATVSTP

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010

– Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

– Thông tư 58/2014/TT-BCT Quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;

– Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh

– Thông tư số: 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

liên hệ

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
LIS GROUP – Chất lượng Quốc tế – Chi phí Việt Nam.
Hotline: 0917.386.8630942.386.863 để được tư vấn miễn phí.
Địa chỉ : Liền kề 16-19, Khu đô thị mới An Hưng, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.