Gia công tpcn dạng viên sủi đang trở thành xu hướng được ưa chuộng nhờ vào sự tiện lợi và khả năng hấp thụ nhanh chóng của sản phẩm. Quy trình này đòi hỏi công nghệ tiên tiến và kỹ thuật chính xác để đảm bảo độ hòa tan, ổn định của các thành phần dinh dưỡng và hương vị. Với ưu điểm dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao, viên sủi là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn bổ sung dưỡng chất một cách nhanh gọn và hiệu quả.

Gia công tpcn dạng viên sủi: Quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn

Viên sủi là một dạng bào chế đặc biệt của viên nén. Vì những tính chất hóa lý đặc biệt nên quy trình gia công tpcn dạng viên sủi và điều kiện sản xuất có nhiều điểm khác so với viên nén và những dạng bào chế khác. Vì vậy, khi lựa chọn công ty gia công tpcn dạng viên sủi, bạn nên hiểu rõ về quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn trong gia công thực  dạng bào chế này. Từ đó, bạn sẽ lựa chọn được nhà máy nhận gia công tốt nhất. Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn làm được điều đó. Mời các bạn cùng đón đọc.

quy trinh san xuat va gia cong tpcn dang vien sui dat chuan gmp

Những thông tin cơ bản về dạng viên sủi 

Thực phẩm chức năng dạng viên sủi là sản phẩm ở dạng rắn, khi dùng cần hòa tan với nước thích hợp, sau đó đợi sủi bọt hết thành dung dịch rồi uống. Cơ chế rã của viên sủi là sinh khí CO2 do phản ứng acid-base với acid hữu cơ là acid citric, acid tartric, acid fumaric… Base thường là Na2CO3, NaHCO3. 

So với viên nén thông thường, viên sủi có nhiều ưu điểm như: 

·  Dùng thích hợp cho những người khó nuốt viên nén, giúp giảm kích ứng niêm mạc.

·  Tăng sinh khả dụng, tăng khả năng hấp thu so với viên nén do đã được hòa tan sẵn ở dạng dung dịch.

·  Thực phẩm chức năng dạng viên sủi được nhiều người ưa dùng, khả năng tiêu thụ tốt.

Tuy nhiên, quá trình gia công thực phẩm chức năng dạng viên sủi và bảo quản dạng chúng gặp nhiều khó khăn hơn so với dạng viên nén, đó là: Phải được bào chế và bảo quản trong điều kiện tránh ẩm, tránh tiếp xúc với acid, base, các tá dược phải phù hợp với yêu cầu của viên. Điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam là một trong những yếu tố lớn gây khó khăn cho quá trình sản xuất.

quy trinh san xuat va gia cong tpcn dang vien sui dat chuan gmp 1

Xây dựng công thức cho viên sủi – Yếu tố quan trọng quyết định chất lượng viên 

Trước khi thực hiện quá trình gia công thực phẩm chức năng, sản phẩm cần được xây dựng công thức hoàn chỉnh gồm: Các thành phần, tỷ lệ của các thành phần, tá dược, tổng khối lượng viên… Trong đó, lựa chọn tá dược và tỷ lệ của chúng đóng vai trò quan trọng. 

Việc lựa chọn tá dược cần dựa trên: 

– Viên sủi pha thành dung dịch hay hỗn dịch. Với thực phẩm chức năng, viên sủi thường dùng để pha thành dung dịch uống.

– Tá dược trơn : Tá dược cần giải quyết được vấn đề ma sát lớn giữa cối và viên khi dập. Vì vậy, tá dược trơn vừa cần phải chống ma sát tốt, đảm bảo viên rã nhanh, tan được trong nước.

– Tá dược sủi bọt cần: Đảm bảo được khả năng sủi bọt của viên, tạo pH thích hợp để các thành phần khác trong viên được hòa tan hoàn toàn.

>> Tìm hiểu thêm những Tin tức khác để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích nào

quy trinh san xuat va gia cong tpcn dang vien sui dat chuan gmp 2

Các điều kiện đặc biệt khi gia công viên sủi tại nhà máy sản xuất tpcn đạt chuẩn GMP

Một số điểm đặc biệt cần lưu ý đối với điều kiện sản xuất viên sủi tại nhà máy gia công tpcn GMP là: 

– Cối chày cần được mạ và đánh bóng tốt để giải quyết vấn đề ma sát lớn giữa viên và cối khi dập viên.

– Điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ sạch) cần được kiểm soát tốt để đảm bảo được tuổi thọ cho viên. Trong đó, độ ẩm tương đối phải nhỏ hơn 40% (Lý tưởng nhất là khoảng 25%). Trường hợp độ ẩm quá cao, viên có thể bị sủi bọt ngay trong quá trình sản xuất.

– Bao bì đóng gói cần có nguyên liệu, quy cách và có phần hút ẩm thích hợp.. Hiện nay người ta thường đóng từng viên trong vỉ nhôm hàn kín hoặc đóng tuýp nhựa có chứa chất hút ẩm ở nút.

quy trinh san xuat va gia cong tpcn dang vien sui dat chuan gmp 3 

Quy trình gia công viên sủi tại nhà máy sản xuất tpcn đạt chuẩn GMP  


Bước 1: Nhận nguyên vật liệu vào kho, lấy mẫu kiểm nghiệm nguyên vật liệu

Bước 2: Kiểm tra nguyên liệu đầu vào: Trước khi đưa vào sản xuất, tất cả nguyên liệu phải được kiểm tra về độ tinh khiết và tính tương thích.

Bước 3: Chuyển đã được kiểm nghiệm vào xưởng sản xuất

Bước 4: Cân chia mẻ, chuyển vào trộn, tạo cốm theo kế hoạch sản xuất.

Bước 5: Dập viên

Bước 6: Ép vỉ, đóng lọ tùy theo quy cách đã đăng ký

Bước 7: Đóng gói

Bước 8: Lấy mẫu thành phẩm đã đóng gói để kiểm nghiệm

Bước 9: Nhập kho/Lưu hồ sơ/Lưu mẫu –> Phân phối

Có thể bạn quan tâm:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Dược Lis Việt Nam

VPGD : Liền kề 16-19 KĐT mới An Hưng, La Khê, Hà Đông,Hà Nội
Điện thoại: 0789 386 863
Website: https://lisgroup.vn/
Twitter: https://x.com/lisgroupvnn
Email: lisgroup.oem@gmail.com