Đắng miệng là một dấu hiệu rất thường gặp với mọi người, không chỉ là khi bệnh tật hay bị triệu chứng không tốt, đắng miệng vẫn có thể xuất hiện ngay cả với người có sức khỏe bình thường và khỏe mạnh. Bài viết sau đây sẽ làm rõ mọi vấn đề liên quan đến đắng miệng, hãy theo dõi kỹ để không bỏ qua các cảnh báo cho sức khỏe!
Dấu hiệu xuất hiện của tình trạng đắng miệng
Đắng miệng là một triệu chứng phổ biến, xảy ra khi miệng có cảm giác đắng bất thường, ngay cả khi không ăn uống gì. Bên cạnh đó, một tình trạng khá phổ biến khi đây là một là một dấu hiệu hay xảy ra với tất cả mọi người, thường thì có thể xuất hiện vào sáng sớm lúc mới thức dậy.
Cũng vì như vậy, nên tình trạng này có thể tạm thời hoặc kéo dài, và thường là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Đây là một vấn đề liên quan tới rất nhiều dấu hiệu mà có thể gây ra rất nhiều triệu chứng không tốt với chúng ta sau một thời gian.
Các triệu chứng đi kèm khi đắng miệng
Không chỉ cảm thấy khó chịu về miệng, người bị đắng miệng còn có thể cảm thấy rất mệt mỏi bởi các triệu chứng đi kèm như: hơi thở có mùi, khô miệng, ợ nóng đau bụng và buồn nôn (nếu có bệnh lý về tiêu hóa). Ngoài ra, cảm giác đắng trong miệng có thể kéo dài và khiến cơ thể chán ăn, mệt mỏi và sút cân thấy rõ.
Các nguyên nhân gây đắng miệng
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đắng miệng, có liên quan đến vấn đề sinh lý và cả các nguyên nhân bệnh lý đang tiềm ẩn trong cơ thể.
Về nguyên sinh lý gây đắng miệng
- Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh của bản thân. Có thể đắng miệng xảy ra với những ai uống rượu bia, hút thuốc là rất nhiều. Ngoài ra còn ít uống nước gây cảm giác miệng bị đắng.
- Thứ hai là hoạt động thay đổi nội tiết tố. Điều này rất hay xảy ra với phụ nữ mang thai và trong thời kỳ mãn kinh, khiến cho lượng hormone trong cơ thể nữ giới có sự thay đổi lớn.
Về nguyên nhân bệnh lý
- Vệ sinh răng miệng kém và bị nhiễm khuẩn miệng. Việc vệ sinh răng miệng kém dẫn đến sâu răng, có thể gây ra cả viêm nướu. Ngoài ra có thể là bệnh lý như viêm họng và nhiễm trùng miệng.
- Tác dụng phụ của thuốc. Với những ai đang sử dụng thuốc điều trị bệnh thì cảm giác đắng miệng có thể xảy ra bởi tác dụng phụ của các phương thuốc cả Đông y lẫn Tây y. Một số loại thuốc dễ gây ra cảm giác này có thể kể đến như kháng sinh, thuốc điều trị cao huyết áp hoặc hóa trị.
- Các vấn đề về tiêu hóa. Ví dụ phổ biến nhất là chứng ợ hơi và trào ngược dạ dày (GERD), axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản và gây ra cảm giác đắng. Một vấn đề cũng liên quan đến tiêu hóa đó là bệnh lý về rối loạn gan, mật như viêm gan, sơ gan và sỏi mật sẽ làm người bệnh đắng miệng rõ rệt.
- Một vài bệnh lý khác như tiểu đường hay suy thận cũng gây ra hiện tượng đắng miệng.
- Nguyên nhân tâm lý cũng đóng vai trò không nhỏ, các bệnh lý về thần kinh, căng thẳng, lo âu và mệt mỏi đầu óc lâu ngày cũng có thể gây ra đắng miệng không hề ít.
Tác động của đắng miệng với sức khỏe cơ thể
- Tác động về tâm lý, đắng miệng sẽ làm khó chịu, giảm đi sự tự tin khi giao tiếp của người bị.
- Tác động về tiêu hóa, thì đây là một tình trạng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ và lâu dài đến chức năng tiêu hóa của người có bệnh lý này.
- Tác động về chất lượng cuộc sống là vô cùng lớn, có thể làm mất vị giác, gây chán ăn và như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ ding dưỡng cho cơ thể.
Phương pháp khắc phục nếu gặp tình trạng đắng miệng
- Cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt.
Hãy kiểm soát bản thân tránh hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều và uống đủ nước mỗi ngày. Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để diệt khuẩn tốt. Hạn chế và tránh tối đa việc ăn đồ nóng, thức ăn có độ cay nhiều và nhiều dầu mỡ.
- Thực hiện chế độ ăn uống tốt nhất
Hãy ăn các bữa ăn với chế độ dinh dưỡng tốt như giàu chất xơ và các vitamin, khoáng chất cần thiết. Có thể chia nhỏ nhiều bữa ăn trong một ngày, tránh ăn một lúc quá no quá nhiều thức ăn dễ bị trào ngược dạ dày.
- Sử dụng các biện pháp tự nhiên với thảo dược thiên nhiên
Có thể uống trà thảo mộc (trà xanh, trà hoa cúc) giúp thanh lọc cơ thể và cải thiện vị giác. Hoặc là ngậm gừng hoặc bạc hà, sẽ hỗ trợ làm dịu cảm giác đắng và khử mùi miệng
- Điều trị các bệnh lý có thể gây đắng miệng
Các bệnh lý có thể là nguyên nhân gây đắng miệng như tiêu hóa, gan, mật hặc tâm lý bất ổn (như đã phân tích ở trên) cần được tư vấn và chữa trị bởi các bác sĩ và chuyên gia y tế có chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
Khi nào thì nên gặp bác sĩ?
Khi triệu chứng đắng miệng bất ngờ xuất hiện và kéo dài, không rõ nguyên do. Các hiện tượng khác như như đau bụng, buồn nôn, sụt cân bất thường, hoặc sốt cũng kèm theo một cách bất ngờ.
Và với những ai có những bệnh lý như tiểu đường, suy thận, trào ngược dạ dày thì rất cần gặp bác sĩ để có thể đảm bảo sức khỏe tốt nhất, khi gặp đắng miệng.
Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy rằng đắng miệng là một hiện tượng hay gặp, và có liên quan đến rất nhiều yếu tố, nguyên nhân khác nhau. Vì thế, nên có lối sống lành mạnh, chuẩn mực và nên tìm đến sự tư vấn y tế kịp thời nếu cần thiết.
————————————————————
LISGROUP là đơn vị điều chế dược phẩm có công nghệ hiện đại, đi cùng đội ngũ chuyên gia y dược có chuyên môn tối đa, cùng với kỹ thuật điều chế đáp ứng các tiêu chuẩn y học cao nhất.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIS VIỆT NAM
VPGD : Liền kề 16-19 KĐT mới An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại/ Zalo: 0917.386.863 – 0942.386.863
Email: lisgroup.oem@gmail.com