1. TÁC DỤNG CỦA GẠO LỨT TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT
Gạo lứt (hay còn được gọi là gọi là gạo lật, gạo rắn) là một loại gạo được hình thành từ quá trình xay xát nhẹ và chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu ngoài cùng. Chính vì thế lớp cám gạo bao quanh hạt, những chất dinh dưỡng cùng với lượng vi chất tốt cho sức khỏe vẫn được giữ lại. Lượng chất dinh dưỡng và đa dạng các loại vi chất có trong gạo lứt bao gồm: Tinh bột, các loại vitamin (B1, B2, B3, B5, B6, M), chất xơ, chất béo, chất đạm, Glutathione, Magiê, Selen, Natri, Canxi, chất sắt, Kali, Phytic.
Bên cạnh đó qua quá trình xay xát, gạo lứt còn giữ được lớp dầu đặc biệt của lớp cám rất tốt cho cơ thể khi chúng ta thường xuyên sử dụng. Ngoài ra lớp dầu này còn có khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch, giúp đều hòa huyết áp của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể giảm nhanh lượng cholesterol xấu. Còn đối với gạo trắng khi đã trải qua quá trình xay xát, chúng sẽ mất đi lượng vitamin B1, vitamin B3, vitamin B6, lượng Mangan và hầu hết những loại chất xơ vốn có. Theo đông y, tính dương hóa của gạo lứt sẽ cân bằng tính âm hàn của bệnh gout.
Vậy chữa bệnh gout bằng gạo lứt có tốt không? Câu trả lời là có vì:
- Gạo lứt giúp tăng đào thải axit uric ra ngoài cơ thể.
- Các nguồn tin trên tạp chí sức khỏe cho rằng gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều (tốc độ phân giải đường bằng 1/3) so với gạo trắng. Việc giảm chỉ số đường huyết sẽ góp phần làm giảm nồng độ axit uric trong máu.
- Chứa phytosterol và sterol giúp chống viêm, giảm sưng đau ở các khớp do gout.
- Hàm lượng cao canxi, kẽm, kali, magie của gạo lứt giúp xương khớp chắc khỏe.
- Theo nguồn tin trên tạp chí sức khỏe đời sống, ăn gạo lứt có thể giảm cân nhờ thành phần Gamma onyzanol. Từ đó giảm áp lực lên xương khớp.
- Chất chống oxy hóa, gluxit, lipit, chất xơ, vitamin nhóm B, Omega 3,6,9 dồi dào trong gạo lứt giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
2. CÁCH CHỮA GOUT BẰNG GẠO LỨT
Sử dụng gạo lứt là cách chữa bệnh gout tại nhà đơn giản. Bạn có thể tham khảo 6 cách dưới đây.
2.1. Nước gạo lứt rang
Chuẩn bị: 300 gram gạo lứt
Cách thực hiện:
- Nhặt sạch gạo lứt, chú ý là không vo với nước. Cho gạo vào rang trên chảo tới khi vàng.
- Để gạo nguội rồi xay mịn và bảo quản trong lọ thủy tinh.
- Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 15 gram bột gạo lứt cho vào cốc.
- Thêm 250 ml nước ấm vào cốc rồi khuấy đều cho tan hết bột gạo. Dùng khi còn ấm.
2.2. Trà gạo lứt chữa bệnh gout
Chuẩn bị:
- 100 gram gạo lứt
- 2 lít nước
Cách thực hiện:
- Nhặt sạch gạo lứt (không vo với nước) rồi cho lên chảo nóng rang vàng. Sau đó để 15 phút cho nguội bớt.
- Cho gạo vào nồi đun sôi với 2 lít nước rồi hãm thành trà uống trong ngày.
2.3. Sữa gạo lứt
Chuẩn bị:
- 100 gram gạo lứt
- 2 hộp sữa tươi không đường
- Đường phèn
Cách thực hiện:
- Nhặt sạch gạo lứt (không vo với nước) rồi cho lên chảo nóng rang vàng.
- Cho gạo lứt đã rang vào nấu với sữa tươi trên lửa nhỏ cho đến khi chín mềm.
- Vớt gạo lứt ra và cho vào máy xay nhuyễn. Lọc lấy nước, cho thêm nước lọc vào lọc với phần bã. Chắt lấy toàn bộ phần nước, bỏ bã.
- Đổ phần nước vừa chắt vào nồi với sữa tươi không đường và đường phèn nấu từ 5 – 10 phút rồi tắt bếp.