Giải mã sinh lý bệnh học vẩy nến.
– Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh về da mãn tính rất khó điều trị, những phương pháp điều trị vẩy nến hiện nay chỉ nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh, làm sạch thương tổn, với mưu cầu kéo dài thời gian tái phát của bệnh.
– Chữa bệnh vẩy nến nếu không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, sẽ ngày càng gặp khó khăn trong quá trình điều trị.
I. HIỂU VỀ BỆNH VẨY NẾN.
– Vẩy nến là một bệnh da mạn tính thường gặp do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tỷ lệ bệnh chiếm 2-3% dân số thế giới, 5% dân số châu Âu, 2% dân số châu Á và châu Phi, xấp xỉ 10% tổng số các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám Da liễu. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em.
– Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.Những năm gần đây, số người mắc bệnh vảy nến ngày một gia tăng. Đây là một bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
– Bệnh vảy nến có thương tổn đặc trưng là mảng da màu đỏ, giới hạn rõ, bề mặt có vảy trắng, dễ bong tróc, thường xuất hiện ở da đầu, đầu gối, cùi chỏ và thân mình. Thương tổn cũng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như móng tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng sinh dục và mặt…
II/. BỆNH HỌC VẨY NẾN.
1/. Nguyên Nhân :
Tây Y vẫn rất mù mờ về nguyên nhân sinh ra vẩy nến, nên thực chất thì Tây Y xem vẩy nến là bệnh nan y, không có thuốc chữa. Họ tin rằng vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì, nhưng cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân đó.
Vẩy nến hiện nay được xem như có liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine.Theo y văn Bệnh vẩy nến là một bệnh miễn dịch qua trung gian tế bào ảnh hưởng đến da. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch sai lầm vì thế các tế bào da như một tác nhân gây bệnh, và đã gửi ra tín hiệu bị lỗi đó gây ra sản xuất quá mức các tế bào da mới.
Y Học thống kê cho biết chắc chắn có 2 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh ra vẩy nến:
a/. Yếu tố di truyền:
Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp. Có hai kiểu bệnh rõ ràng trong vẩy nến: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Vẩy nến khởi phát sớm thường gặp ở độ tuổi 16-22. Loại này có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân. Loại này có liên quan mạnh đến tính di truyền. Trái lại, vẩy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi 57-60. Loại này thường nhẹ và khu trú. Loại này thường ít có liên quan mạnh với tính di truyền như loại khởi phát sớm.