(Phần 1 : Bệnh lý béo phì và béo bụng)
I/. BÉO PHÌ
1/. Cùng với sự phát triển kinh tế thì cuộc sống ngày càng được nâng cao, tổng nhu cầu ngày càng có điều kiện thỏa mãn, nhưng kéo theo hệ lụy là người béo mập ngày càng chiếm tỷ lệ rất cao trong cộng đồng. Có thể nói rằng BỆNH BÉO PHÌ là căn bệnh thời đại, bắt đầu tăng phi mã từ cuối thế kỷ XX.
2/. Khái niệm béo, tất nhiên là gắn liền với chất béo, đặc trưng là mỡ. Có hai loại mỡ chính gây nên hiện trạng béo (và béo phì) là :
– Mỡ dưới da. Là chất béo nằm dưới da và trải khắp cơ thể.
– Mỡ nội tang. Là loại mỡ bao quanh các cơ quan của một người.
Tác động bất lợi cho sức khỏe từ mỡ nội tạng có hại hơn so với mỡ dưới da, phụ thuộc vào điều kiện sống, lối sống và chế độ ăn uống.
3/. Cần hiểu rõ sự khác biệt của béo, béo phì và béo bụng.
– Béo là sự tăng tích mỡ toàn thân, không kèm theo sự thừa cân bệnh lý. Tùy theo dân tộc, di truyền và cộng đồng mà có mức cân nặng được xem là hợp lý, thường gắn liền với chiều cao của người đó và được gọi là chỉ số cân nặng.
– Chỉ số cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 9 rồi chia 10.
Mức cân tối đa = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm)
Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 8 rồi chia 10.
– Béo phì là khi chỉ số cân nặng cao từ 1,5 lần chỉ số cân nặng (ở trên) trở lên.
– Béo bụng là khi số đo vòng bụng lớn hơn quá nhiều so với só đo vòng bụng hợp lý (0,7 WHR với nữ và 0,9 WHR với nam).
WHR : Năm 1993, nhà tâm lý học tiến hóa Devendra Singh thuộc Đại học Texas ở Austin đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm WHR.
Tỷ số vòng eo trên vòng mông hay tỷ số eo trên mông (Waist-hip ratio, WHR), là giá trị của phép chia giữa số đo chu vi vòng eo và số đo chu vi vòng mông (tại vị trí lớn nhất có thể của vòng mông).
II/. BÉO BỤNG (và bụng mỡ)
1/. Béo bụng :
– Béo bụng là sự kết hợp của việc tích tụ cả hai loại mỡ : mỡ dưới da và mỡ nội tạng, tụ tập quanh vùng bụng của người bệnh.
– Dưới lớp da vùng bụng, ngoài lớp mỡ dười da tăng bất thường, là lớp mỡ dày bám vào màng bụng, kết nối với mỡ bám vào thành ruột, gan, thận, mật … và các cơ quan khác trong ổ bụng tạo thành một kết cấu đặc trưng gọi là BỤNG MỠ.
2/. Nguy hiểm của béo bụng :
– Béo bụng ngoài làm giảm thẩm mỹ, nó còn gây ra hệ luỵ nguy hiểm cho sức khoẻ con người và là nỗi quan ngại trong y học.
– Những người béo bụng, béo phì thừa cân thường kéo theo các vấn đề về sức khoẻ như mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, bệnh lý về hô hấp, tiểu đường, tim mạch, dễ gây đột quỵ và nhiều bệnh lý khác …
III/. NGUYÊN NHÂN BÉO BỤNG :
Theo thống kê ở các nước phương Tây, cứ 10 người thì có tới 6 người bị béo bụng. Giữa béo phì và béo bụng có khá nhiều nguyên nhân chung, ở đây chúng ta tập trung vào nguyên nhân béo bụng.
1/. Sử dụng và hấp thu thực phẩm và đồ uống có nhiều đường : Việc hấp thu quá nhiều đường chuyển hoá chất béo nhanh hơn, tăng tình trạng tích mỡ bụng. Đặc biệt đồ uống có đường (và có gaz) thì còn gây ra tình trạng mỡ bụng cao hơn.
Ảnh: ăn quá nhiều đồ ngọt, có ga, và dinh dưỡng
2/. Căng thẳng, Stress và thiếu ngủ thường xuyên : Căng thẳng kéo dài dễ gây tình trạng bị mất ngủ. Đây là một trong những nguyên nhân ra sự gián đoạn trong quá trình sản sinh ra leptin – hormon điều chỉnh thèm ăn. Những người bị căng thẳng kéo dài thường tìm kiếm các món ăn có chứa độ béo cao, hàm lượng đường nhiều để xoa dịu tinh thần, chính vì thế rất dễ gây béo bụng.
3/. Do di truyền: Trong năm 2014, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 3 gien liên quan tới tình trạng gây béo bụng. Trong đó có 2 gien chỉ tìm thấy ở phụ nữ. Tuy chỉ chiếm 17,9% nhưng cũng là một tác nhân quan trọng gây ra béo bụng.
4/. Ít vận động: Ít vận động là một trong những nguyên nhân gây béo bụng nhiều nhất hiện nay. Ít vận động khiến năng lượng tích trữ trong mô mỡ khó được giải phóng sẽ gây ra tình trạng tích mỡ tại các vùng bụng, đùi, mông, lưng và thăn lưng.
5/. Ăn ít protein: lượng protein trong cơ thể thấp chính là nguyên nhân sản sinh mỡ bụng trong thời gian dài. Bởi protein làm giảm thèm ăn, tăng tỉ lệ trao đổi chất, giảm sự tự phát lượng calo trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng tích mỡ bụng.
6/. Ăn ít chất xơ nhiều chất béo: bữa ăn chứa quá nhiều chất béo và ít chứa chất xơ ít cũng là nguyên nhân gây ra béo phì và béo bụng. Chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá, làm giảm cảm giác thèm ăn, ngăn ngừa tình trạng tích mỡ. Nên ăn trực tiếp thay vì ép hoặc say sinh tố.
7/. Béo bụng do suy giảm tuyến giáp: Tuyến giáp kém sản sinh hormon thyroid dẫn đến biến chứng suy giáp. Những người suy giáp dễ tích mỡ trọng lượng cơ thể tăng nhanh dù lượng calo bạn nạp vào thấp.
8/. Béo bụng do suy giảm nội tiết tố: Sau thời kỳ mãn kinh hoặc từ độ tuổi trung niên trở đi, tỉ lệ người bị béo phì, béo bụng tăng cao. Bởi trong thời kỳ mãn kinh, lượng hormone estrogen giảm xuống sẽ gây tích tụ mỡ, đặc biệt là tại các vùng quanh ruột và dạ dày.
Béo bụng sau khi sinh hoặc (và) sinh nhiều: Sau khi sinh gần như đa số các bà mẹ đều gặp tình trạng béo bụng.
9/. Uống quá nhiều rượu bia : Trong đồ uống như rượu, bia có chứa cồn. Khi hấp thụ lượng lớn vào cơ thể, gan buộc phải ngừng hoạt động giải phóng mỡ mà thay vào đó là tập trung vào chuyển hoá, đào thải cồn ra khỏi cơ thể. Đó chính là lý do vì sao những người thích uống nhiều rượu bịa thường bị béo bụng.
10/. Béo bụng do nhiễm độc mãn tính : Khi bị nhiễm độc các dạng alcaloid, hydrat carbon v.v… , cơ thể chuyển vận acid béo đến để hòa tan các chất độc đó. Tuy nhiên sự giải độc tự nhiên đó không đủ hiệu quả và làm tăng tích tự mỡ toàn thân và vùng bụng gây bụng mỡ rất khó trị.
BÉO PHÌ VÀ BÉO BỤNG
(phần 2 : Chữa béo phì và béo bụng) :
IV/. Chữa béo phì và béo bụng.
Qua những phân tích chứng lý và bệnh lý của bệnh béo phì (và béo bụng) ở các mục I, II và III trong bài “Béo Phì Và Béo Bụng” phần 1 nói trên, thì dược pháp chữa béo phì và béo bụng có lịch trình thực hiện sau :
1/. Giải độc mãn tính để giảm độ tích mỡ do nhiễm độc. Thay đổi và cải thiện môi trường + phong cách sống để loại trừ tái nhiễm các dạng độc đã nhiễm và các độc tố khác. Chữa các bệnh và hội chứng tiềm ẩn (nếu có).
2/. Chữa stress + kiện toàn tính năng tuyến giáp và bổ sung nội tiết (đặc biệt với bệnh nhân nữ). Cường hóa hệ hô hấp + hệ tiêu hóa + hệ tuần hoàn + hệ bài tiết
3/. Thay đổi lối sống, lối ăn uống ngủ nghỉ theo Thời Sinh Học + tập luyện những bài tập thể năng đặc biệt để góp phần giảm nhẹ và cải tạo yếu tố di truyền.
4/. Tấn công tiêu giảm mỡ (mỡ máu + mỡ dưới da và mỡ nội tạng), phối hợp với thuốc bôi + túi đắp thuốc làm tan mỡ, đặc biệt ở bụng và một số vùng của cơ thể.
5/. Khuyến cáo bệnh nhân nâng cao ý thức chủ động thực dưỡng, tăng cường thể dục thế thao để giải phóng tồn dư stress, tăng cường việc giảm vòng bụng và giảm béo, tránh tái béo, tái to bụng.
Công Ty Cổ Phần Dược LIS Việt Nam
VPGD : Liền kề 16-19 KĐT mới An Hưng, La Khê, Hà Đông,Hà Nội
Website: https://lisgroup.vn/
Điện thoại: 0942.386.863
Email: lisgroup.oem@gmail.com